Chủ động nắm bắt thị trường khi giá hạt nhựa tăng cao

Chủ động nắm bắt thị trường khi giá hạt nhựa tăng cao
by

Giá dầu tăng nhờ nhờ hy vọng về sự phục hồi nhu cầu năng lượng nhanh hơn giữa bối cảnh nhiều nước bắt đầu triển khai tiêm chủng vaccine ngừa dịch COVID-19.

Giá dầu đã phục hồi từ mức thấp kỷ lục ghi nhận được hồi tháng 4/2020, khi đại dịch COVID-19 ảnh hưởng đến nhu cầu năng lượng, nhờ thỏa thuận cắt giảm nguồn cung kỷ lục của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh, được gọi là OPEC+, đến nay giá dầu Brent Biển Bắc đã tăng lên mức 51,29 USD/thùng, tăng phiên thứ ba liên tiếp. Giá dầu thô ngọt nhẹ của Mỹ (WTI) tăng lên 48,23 USD/thùng.

Giá hai loại dầu chủ chốt này đều chạm các mức cao nhất kể từ tháng 3/2020, trong đó dầu Brent và WTI từng ghi nhận các mức cao trong phiên lần lượt là 51,06 USD/thùng và 48,23 USD/thùng.

Cùng với giá dầu, giá hạt nhựa tăng từ 700 usd lên gần 1.300 USD/tấn tương ứng mức tăng gần 50%. Giá nguyên liệu tại Mỹ ở mức 1.200 USD/tấn cho HDPE và 1.230 – 1.240 USD/tấn cho LLDPE film cả hai đều trên cơ sở CIF Đông Nam Á đã được ghi nhận trong tuần qua.

Trong khi đó, tại Trung Quốc, HDPE và LLDPE film của Mỹ được chào bán lần lượt ở mức 1.145 USD/tấn và 1.215 USD/tấn CIF vào tuần trước.

Theo dữ liệu của chỉ số giá ChemOrbis, giá nhập khẩu trung bình hàng tuần đối với các quốc gia có xuất xứ chung ở Đông Nam Á tăng cao hơn từ 995 USD/tấn lên 1.295 USD/tấn đối với HDPE và từ 950 USD/tấn lên 1.300USD/tấn đối với LLDPE film vào tuần trước.

Giá tăng do nguồn cung giảm vì gián đoạn hậu cần; áp lực tăng giá từ Trung Quốc ngày càng lớn; tin tức về vắc xin đã đẩy giá dầu lên 3 – 4 USD/thùng trong một tuần; giá cước tăng vọt, nguồn cấp dữ liệu hỗ trợ thêm cho người bán.

Ngoài ra, còn do kinh tế phát triển mạnh trở lại và hỗ trợ chi phí nhiều hơn từ nguyên liệu ethylene và propylene.

Hiện nay, ngành nhựa Việt Nam có khoảng hơn 2.000 doanh nghiệp đang hoạt động, phân bố đều trên khắp cả nước từ Bắc vào Nam. Tuy nhiên, tập trung chủ yếu ở khu vực TP.HCM với khoảng 84% các doanh nghiệp nhựa thuộc mọi thành phần kinh tế, trong đó hầu hết là doanh nghiệp tư nhân.

Các sản phẩm chủ đạo của doanh nghiệp nhựa tại Việt Nam là bao bì sản phẩm, nhựa tiêu dùng, vật liệu xây dựng và sản phẩm nhựa/hạt nhựa kỹ thuật cao. Với nhu cầu hạt nhựa ngày càng tăng cao, việc tính toán, dự báo giá hạt nhựa giúp ổn định sản xuất, giảm thiểu chi phí.

Dù có sự phát triển mạnh trong những năm gần đây, nhưng ngành Nhựa Việt Nam chủ yếu vẫn chỉ được biết đến như là một ngành kinh tế kỹ thuật về gia công chất dẻo, trong khi đó lại không chủ động được hoàn toàn nguồn nguyên liệu đầu vào cho hoạt động sản xuất.

Hiện nay, mỗi năm ngành nhựa cần trung bình khoảng 3,5 triệu tấn các loại nguyên liệu đầu vào như PE, PP, PS… chưa kể hàng trăm loại hoá chất phụ trợ khác nhau; trong khi khả năng trong nước mới chỉ đáp ứng được khoảng gần 900.000 tấn nguyên liệu và hóa chất, phụ gia cho nhu cầu của ngành nhựa Việt Nam.

Vì vậy, việc nhập khẩu các loại nguyên liệu Nhựa đã không ngừng tăng về số lượng cũng như trị giá nhập khẩu qua các năm. Như vậy có thể thấy, ngành nhựa hiện nay mới chỉ chủ động được khoảng 20 – 25% nguyên liệu cũng như hóa chất phụ gia đầu vào, còn lại phải nhập khẩu hoàn toàn khiến cho hoạt động sản xuất của ngành bị phụ thuộc rất nhiều vào nguồn nguyên liệu và các bán sản phẩm từ nước ngoài.

Dự báo đến năm 2020, các doanh nghiệp ngành nhựa Việt Nam sẽ cần khoảng 5 triệu tấn nguyên liệu để phục vụ cho hoạt động sản xuất. Cho nên nếu không sớm chủ động được nguồn nguyên liệu thì đây sẽ là một trở ngại lớn cho các doanh nghiệp ngành nhựa để có thể thực hiện sản xuất cũng như tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường trong bối cảnh Việt Nam đã và đang tham gia ký kết hàng loạt các Hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương.

Với nhiều năm kinh nghiêm trong ngành nhựa, với sự nhạy bén của ban lãnh đạo, cùng việc bổ sung các nhân tố lãnh đạo trẻ, có kiến thức thương mại quốc tế , Tập đoàn Nhựa Đông Á (DAG) đã sớm dự báo được tình hình giá. Trong quý II và III/2020 doanh nghiệp đã nhập khẩu lượng hạt nhựa tương đối lớn, đáp ứng được nhu cầu sản xuất trong năm và các quý đầu năm 2021.

Không chỉ chủ động trong việc nhập khẩu hạt nhựa nguyên sinh, DAG trong nhiều năm đã xây dựng và hoàn thiện các dây chuyền sản xuất hạt nhựa tái sinh. Việc sản xuất hạt nhựa tái sinh giúp Tập đoàn Nhựa Đông Á luôn chủ động nguyên liệu sản xuất, bán hạt nhựa tái sinh trong nước và xuất khẩu.

Ngay từ những năm đầu thành lập, DAG đã tập trung vào việc phát triển một hệ sinh thái các sản phẩm khép kín để tận dụng được tối đa các sản phẩm lỗi, phế phẩm, tất cả đều được tái chế và làm nguyên liệu cung cấp cho các sản phẩm khác. Trong bối cảnh giá nguyên vật liệu đầu vào tăng cao việc này đã giúp Tập đoàn Nhựa Đông Á giảm thiểu chi phí, phát triển bền vững, không có phế phẩm thải ra môi trường.

Trong bối cảnh Chính phủ đẩy mạnh đầu tư công nhằm vực dậy nền kinh tế, và những tín hiệu hồi phục mạnh mẽ của thị trường bất động sản và ngành vật liệu xây dựng hiện được thị trường đánh giá cao về triển vọng phát triển nhanh trong các năm tới đây cũng là cơ hội để các doanh nghiệp nói chung cũng như DAG đẩy nhanh sự phát triển thể hiện vị thế dẫn đầu của một tập đoàn tiên phong trong lĩnh vực sản xuất các sản phẩm nhựa vật liệu mới…


Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *